Phương Pháp Chế Biến Ướt Cà Phê Arabica Như Thế Nào?

Phương Pháp Chế Biến Ướt Cà Phê Arabica Như Thế Nào?

Phương pháp chế biến ướt là một trong những phương pháp phổ biến chuyên dùng để sơ chế cà phê Arabica. Chế biến ướt giúp kiểm soát được chất lượng và sự ổn định của hạt cà phê hiệu quả. Vậy quy trình của phương pháp chế biến ướt này như thế nào?

Bước 1: Thu hái cà phê chín

Cà phê tươi được hái với tỷ lệ chín từ 95 – 98%(điều này sẽ làm cho chất lượng cà phê ổn định và có chất lượng tốt nhất). Trái cà phê chín sau khi được hái lựa cẩn thận sẽ được mang đi sơ chế trong vòng 8-10 tiếng (hoặc có thể trong ngày - 24 tiếng, nhưng tốt nhất vẫn là từ 8-10 tiếng sau khi hái) kể từ khi hái để đảm bảo được độ tươi mới, và tránh để cà phê bị lên men trong quá trình lưu trữ (lên men sớm sẻ ảnh hưởng đến việc kiểm soát hương vị của hạt cà phê).  

Bước 2: Rửa sạch và Phân Loại

Sau khi cà phê chín được mang về nhà máy, tất cả quả cà phê chín sẽ được đem rửa sạch tại bồn nước lớn. Công đoạn này sẽ giúp loại bỏ những tạp chất bám trên quả cà phê như đất, bụi, lá cà phê,… Đồng thời, các trái cà phê chưa chín cũng bị loại bỏ (những trái cà phê chưa chín thường sẽ nổi trên bề mặt nước), chỉ giữ lại những trái chín đỏ mọng đạt tiêu chuẩn chất lượng và hương vị.

Bước 3: Xát vỏ cà phê

Cà phê chín sau khi được rửa sạch và phân loại sẽ đem đi xát vỏ ngoài trái cà phê. Lúc này, phần vỏ trái cà phê sẽ được tách ra, lớp màng nhầy (lớp thịt) vẫn bám dính trên hạt cà phê.

Bước 4: Ngâm lên men

Cà phê nhân sau khi được xát vỏ sẽ được ngâm lên men tại bồn chứa nước trong vòng 24 – 48 tiếng tuỳ vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ môi trường. Khi bắt đầu công đoạn này, cà phê sống có thể được lọc một lần nữa (trái sống chưa nổi trong giai đoạn rửa sạch có thể sẽ nổi trên mặt nước ở giai đoạn này). Công đoạn được kiểm tra và theo dõi liên tục để quá trình lên men được diễn ra đúng tiêu chuẩn. Cà phê được ngâm lên men đến khi nước trong bồn chuyển sang sền sệt, lúc này mẻ ngâm đã được hoàn tất.

Bước 6: Phơi trên giàn với độ ẩm đạt chuẩn 12,5%

Kết thúc quá trình lên men, hạt cà phê sẽ được đem đi rửa sạch một lần nữa, sản phẩm sau khi được rửa sạch được gọi là cà phê "thóc" và đem đi phơi khô để đạt được độ ẩm 12,5%. Các giàn phơi sẽ được bố trí ở nơi thuận tiện để tránh mưa, gió, nhiệt độ khí hậu thất thường. Theo đúng kỹ thuật, giàn phơi sẽ cách mặt đất chừng 10 – 15 cm để tránh bụi bẩn từ mặt đất, động vật. Hiện nay, khi công nhệ phát triển, Cà phê được phơi trong nhà kính (kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm), sẽ cho ra những hạt cà phê chất lượng tốt nhất.

Bước 7: Bảo quản và lưu trữ

Sau khi phơi khô, cà phê thóc sẽ được chuyển vào kho lạnh và bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 26 độ C, độ ẩm dao động từ 50 – 60% so với hạt cà phê.

Để biết thêm thông tin về phương pháp chế biến ướt cà phê Arabica cũng như tìm nguồn cà phê chất lượng, mời bạn liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 090 678 3976
Website: https://ddkaffee.com/collections/ca-phe-nhan

Tags: arabica
Bài trước Bài sau