Mở Quán Cafe Nhỏ Ở Quê - Sự Lựa Chọn Số 1 Cho Bạn Trẻ Ít Vốn

Mở Quán Cafe Nhỏ Ở Quê - Sự Lựa Chọn Số 1 Cho Bạn Trẻ Ít Vốn

Cách mở quán cafe nhỏ ở quê ít vốn nhưng vẫn luôn có lời luôn là điều khá băn khoăn, trăn trở của những các bạn trẻ mới khởi nghiệp. Để mở quán cafe nhỏ ở quê sao cho ngày càng được phát triển và gây dựng nên một thương hiệu và hình ảnh lâu dài là một điều không hề dễ dàng chút nào.

 

Cách mở quán cafe nhỏ ở quê ít vốn lại hiệu quả đang là một trong những ý tưởng kinh doanh được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích. Quán cafe là một không gian mở để cho mọi người có thể hẹn gặp gỡ bạn bè cùng nhau trò chuyện. Hay đó còn là một nơi để cho những người thích một mình sẽ tìm đến để tận hưởng một không gian yên bình của quán. Bạn luôn ao ước được sở hữu một cửa hàng cafe do mình tự lên kế hoạch thành lập và trang trí hay quản lý nhưng chưa biết làm thế nào. Bạn băn khoăn rằng mở mô hình quán cafe có lời hay không? Bài viết sau đây mình sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này nhé.

 

Mở quán cafe nhỏ ở quê 

 

1. Cách lên một số những ý tưởng và mô hình mở quán cà phê nhỏ ít vốn và nhanh có lời

1.1. Cách lên một số những ý tưởng để mở quán cafe

Lên ý tưởng mở quán cà phê nhỏ ở quê là khâu đầu tiên và là nền móng rất quan trọng cho việc mở quán cafe về sau này. Việc lên ý tưởng mở quán phải dựa trên nhiều những yếu tố như là về đối tượng khách hàng đang hướng đến, số vốn đầu tư mà bạn đang muốn sở hữu. Bên cạnh đó là việc lên ý tưởng còn giúp bạn định hình được quy mô của quán và phong cách thiết kế cho menu quán dự định mở.

 

Lên ý tưởng mở quán cafe là khâu rất quan trọng và là nền móng để quán bạn có thể thu hút được lượng khách hàng hơn.

 

Lên ý tưởng để mở quán cafe nhỏ ở quê 

1.2. Cách để lựa chọn được một mô hình mở quán cà phê

1.2.1. Cách để mở một  quán cafe nhỏ bình dân

Quán cafe nhỏ bình dân thường được hướng đến phân khúc khách hàng đại trà có một thu nhập tầm trung. Khách hàng đến với quán chủ yếu là để giải khát, đến và đi rất nhanh. Do đó các quán cafe này thường đặt ở một vị trí mặt đường hay những nơi đông người qua lại.

 

1.2.2. Cách để mở quán cafe vỉa hè hay được gọi là (cafe cóc)

Cafe vỉa hè hay còn được gọi là cafe cóc là một mô hình quán cafe nhỏ đơn giản, dễ đầu tư. Ở những thành phố lớn như là : Hà Nội hay Sài Gòn mô hình quán rất phổ biến tại thị trường Việt Nam ngày nay. Mặt bằng cafe quán nhỏ, mộc mạc rất đơn sơ và không phân biệt tầng lớp. Tuy mô hình này không quá sang trọng nhưng nó đã gắn bó với nhiều hình ảnh của những người con của thành phố.

 

Quán cà phê nhỏ vỉa hè (quán cóc)

1.2.3. Cách để mở một quán cà phê sân vườn thu hút được nhiều khách hàng

Quán cafe sân vườn là một mô hình quán có một không gian xanh và trong lành thoáng đãng. Mặt bằng của quán đòi hỏi phải thật sự rộng rãi và thoáng khí. Chính vì thế việc đầu tư mở một mô hình quán cà phê này đòi hỏi có một số vốn khá cao và cũng kén chọn lượng khách hàng. Quán này chỉ tập trung vào những người có một thu nhập từ ổn định đến cao.

1.2.4. Cách để mở một quán cà phê take away

Đây cũng là một mô hình quán được phổ biến nhất hiện nay hướng tới nhiều đối tượng học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng là chủ yếu nhất của quán. Quán thường đặt ở một số những vị trí gần trường học hay công sở. Vốn đầu tư cho mô hình cafe này cũng không quá cao nhưng lại thu hút được một lượng khách hàng lớn và doanh thu hiệu quả nhất cho quán. Bạn có thể tham khảo thêm những quán cafe đẹp nhất Sài Gòn để có thêm nhiều ý tưởng phù hợp để mở quán cà phê nhỏ cho riêng mình nhé.

 

Quán cà phê take away

2. Cách tính các khoản chi phí để mở một quán cafe

2.1. Chi phí để thuê một mặt bằng quán

Để mở một quán cafe thì chi phí thuê mặt bằng là một nhân tố không thể không kể đến. Mặt bằng của quán cafe thường được ưu tiên lựa chọn là mặt đường hay gần trường học và công sở. Trước khi thuê một mặt bằng quán bạn phải nên xem xét kỹ mặt bằng đó có phù hợp thuận lợi cho việc buôn bán của bạn hay không, chi phí xây dựng quán khoảng bao nhiêu, an ninh như thế nào? Mô hình kinh doanh quán take away hay quán cafe cóc cần có diện tích nhỏ, cafe sân vườn thì sẽ cần một diện tích lớn hơn nữa. Vì vậy nên chi phí mặt bằng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí diện tích sử dụng của quán bạn.

2.2. Chi phí pháp lý để xây dựng quán 

Để một quán cafe của bạn được mở ra và hoạt động một cách như bình thường thì bạn cần phải có giấy phép kinh doanh. Chi phí để xin cấp giấy phép kinh doanh thường gồm những lệ phí đăng ký kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp của quán bạn. Bên cạnh đó là một số những khoản chi phí khác như là: chi phí bảo hiểm và chi phí kinh doanh đồ uống có cồn.

2.3. Chi phí để trang trí và thiết kế quán

Diện mạo của một quán cafe sẽ là điểm để thu hút khách hàng đến với quán của bạn. Bạn cần lên một kế hoạch cho một số đồ trang trí của quán như bàn ghế, biển hiệu hay ánh sáng. Có thể bạn cân nhắc giữa những chi phí tự thiết kế quán, decor hay thuê đơn vị chuyên setup cho quán, trang trí thi công sẵn cho mình. Quán cafe có một thiết kế đẹp sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến check – in quán.

 

Bạn có thể tự thiết kế quán thay vì thuê người thiết kế

2.4. Chi phí thuê nhân sự cho quán

Một quán cafe nhỏ thông thường thì có khoảng 2 đến 3 nhân viên phục vụ và nhân viên pha chế. Lương của nhân viên pha chế thông thường thì sẽ cao hơn lương của nhân viên phục vụ. Bạn nên thỏa thuận được mức lương sao cho phù hợp trước khi thuê nhân viên cho quán.

 

2.5. Khoản chi phí cho nguyên liệu của quán 

Chi phí cho nguyên liệu của một quán cafe thường dao động từ khoảng từ 10 đến 15 triệu. Đầu tư vào cho những nguyên liệu tốt sẽ tạo nên những món thức uống ngon sẽ thu hút đông đúc khách hàng tới quán bạn hơn. Ngoài ra bạn cũng cần phải dự trù chi phí thiết bị máy móc pha chế, máy ép, tủ lạnh hay máy bán hàng, để quán cafe của bạn trở nên chuyên nghiệp và đáp ứng tốt hơn.

2.6. Chi phí chạy marketing quảng cáo cho quán bạn

Mỗi hình thức quảng cáo sẽ có nhiều mức chi phí khác nhau. Trong đó hình thức marketing online là đang rất được ưa chuộng nhất hiện nay và đem lại một hiệu quả cao cho quán. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là nó còn khá phức tạp, phải nhờ đến những công ty chuyên về marketing và chạy quảng cáo.

 

Chi phí chạy quảng cáo cho quán

3. Cách để lựa chọn được một địa điểm mở quán cafe

3.1. Cách để lựa chọn mở một diện tích quán cafe

Mỗi một diện tích mô hình quán cafe sẽ có yêu cầu về các diện tích quán khác nhau. Quán cafe vỉa hè hay take away chỉ cần có một diện tích nhỏ, ở mặt đường thoáng đãng và nơi đông người qua lại. Diện tích của quán dao động tầm từ 15 đến 25 mét vuông. Đối với một số quán cafe sân vườn cần phải có diện tích mặt bằng đòi hỏi sự rộng khoảng từ 50 đến 100 mét vuông, rộng và thoáng khí thoải mái.

 

3.2. Chỗ để xe

Nên thuê những mặt bằng có sẵn chỗ đỗ xe càng tốt. Nếu không có bạn hãy bố trí thêm những khu vực để xe gần quán và có người trông coi để an ninh được đảm bảo tốt nhất. Điều này sẽ khiến cho khách hàng của bạn an tâm hơn khi vào quán của bạn.

 

Quán cà phê có chỗ đổ xe và có người trông coi

 

Như vậy qua bài viết trên đây D&D Kaffee đã chia sẻ đến bạn những cách mở quán cafe nhỏ ở quê hay ở thành phố theo trình tự từ A – Z rồi đó. Việc của bạn bây giờ là hãy lên một kế hoạch cụ thể cho quán và triển khai thôi nào. Chúc các bạn áp dụng những thông tin hữu ích trên đây và thành công tìm ra được hướng đi cho công việc kinh doanh buôn bán của mình. 

 

Bạn đang cần thêm những thiết bị mở quán hay hạt cà phê nguyên chất thì tại D&D Kaffee đang cung cấp các loại máy pha cà phê hay máy xay cà phê và các loại hạt cà phê nguyên chất để bạn có thể mở quán cho mình rồi đó cùng D&D Kaffee tham khảo thêm nhé.


Bài trước Bài sau