Máy Pha Espresso và Những Điều Cần Biết

Máy Pha Espresso và Những Điều Cần Biết

Có Gì Bên Trong Một Chiếc Máy Pha Espresso?

     Nguyên mẫu của chiếc máy pha Espresso đầu tiên ra đời tại Ý với mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng đột biến vào thế kỷ 19. Để rồi đến nay, nhiều mẫu máy pha cà phê nối tiếp nhau ra đời để phục vụ nhu cầu sử dụng đa dạng của con người, nhưng về tổng thể, cấu tạo và phương thức hoạt động của máy pha Espresso đều có nét tương đồng. Cùng khám phá xem chiếc máy Espresso được cấu tạo và có những thiết bị liên quan nào.

  1. Tamper

     Khi nén cà phê, lực nén sẽ ép lớp bột cà phê lại. Nếu nén thật chặt, nước sẽ chảy qua chậm rãi, còn nén nhẹ thì nước sẽ dễ dàng chảy qua, làm tách Espresso trở nên loãng.

     Một lưu ý nhỏ về Tamper: Có nhiều loại Tamper với trọng lượng và kích cỡ khác nhau. Tamper càng nặng thì lực nén càng lớn, những chúng tôi không khuyến khích bạn nén quá chặt và xay quá mịn, vì khi đó cà phê sẽ tiếp xúc lâu hơn với group, làm nước khó đi qua lớp bột cà phê dẫn đến vị khét trong ly cà phê của bạn.


Tamper giúp nén bột cà phê khi pha chế Espresso

  1. Filter Basket – Portafilter

     Giống những phương pháp chiết xuất khác, máy pha Espresso cũng có một phin lọc để chiết xuất cà phê, phin được tích hợp vào PortaFilter. Portafilter thường gọi tắt là Filter.


Vệ sinh Filter thường xuyên là cách giữ hương vị Espresso luôn hoàn hảo

  1. Thời Gian Làm Nóng

     Mỗi máy Espresso sẽ có một thời gian làm nóng cụ thể, bạn cần lưu ý điều này trước khi tiến hành pha chế. Mở máy và đợi khoảng 30 phút cho nước nóng lên nhé.

  1. Group Head

     Máy Espresso có nhiều loại dành cho gia đình, cửa hàng nhỏ hoặc chuỗi cửa hàng lớn, gồm 1 group, 2 group và 3 group. Số lượng group càng nhiều cho phép tăng khả năng phục vụ, nhất là đối với các cửa hàng lớn vào giờ cao điểm.


Máy BFC Delux 2G/14/EL

  1. Áp Suất

     Máy pha Espresso chuyên nghiệp thường chiết xuất cà phê trong áp suất khoảng 9 bars, vòi hơi đánh sữa có áp suất khoảng 1 – 1.5 bars. Một số máy sẽ cho phép ủ cà phê trước khi áp suất được tạo ra đầy đủ.

  1. Nhiệt Độ Nước

     Nhiệt độ lý tưởng để chiết xuất cà phê là 90 – 95 độ C, bởi đây là ngưỡng mang lại hương vị tốt nhất cho tách cà phê của bạn.

Mẹo: Vài loại hương vị nổi bật khi sử dụng nước nóng, số khác lại thể hiện tốt hơn khi dùng nước lạnh.

  1. Nồi Đun

     Về cơ bản, các máy sẽ có từ 1 đến 2 nồi đun bên trong, với mục đích cung cấp và đun nước nóng dành cho quá trình pha chế, đánh sữa và một vòi nước nóng riêng biệt dùng vào các hoạt động linh tinh.

  1. Vòi Hơi

     Tương tự như số lượng group head, vòi hơi cũng được trang bị từ 1 đến 2 cái, chúng có thể di chuyển dễ dàng nhằm cho phép bạn đặt nó vào 1 góc thuận lợi phù hợp với thao tác đánh sữa của bạn. Hãy nhớ rằng vòi hơi cần được làm sạch sau mỗi lượt đánh sữa nhé.


Vòi hơi được sử dụng trong đánh sữa pha chế Latte Art

Tiện Ích Của Máy Pha Espresso

            Máy pha cà phê thời kỳ đầu chỉ với mục đích giảm áp lực phục vụ của các cửa hàng. Qua nhiều lần thay đổi thiết kế đến nay, người ta đã tích hợp thêm nhiều chức năng giúp máy pha cà phê thật sự trở thành cánh tay phải đắc lực của Barista. Máy pha cà phê vẫn với nhiệm vụ nâng cao năng suất phục vụ, bên cạnh đó còn giúp Barista thoả sức sáng tạo thêm nhiều đồ uống, định hình nên văn hoá cà phê hiện đại.

            D&D Kaffee cho rằng, việc bạn bắt đầu với công cụ tốt thì sản phẩm nhận được sẽ luôn đạt chất lượng hoàn hảo. Mời bạn đến D&D Kaffee để tham quan và trải nghiệm các mẫu máy pha cà phê hiện có tại xưởng của chúng tôi.


Hotline tư vấn máy pha Espresso: 0903 777 063

Thông tin sản phẩm và khuyến mãi: https://goo.gl/CXNyA3

Địa chỉ: 180/17 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.


 

Bài trước Bài sau