Độ ẩm của cà phê nhân xanh nghe có vẻ không thú vị bằng hương vị tuyệt vời của cà phê rang, nhưng nó có tầm quan trọng hàng đầu đối với những lô hàng cà phê chất lượng cao. Nó ảnh hưởng đến giá thành của một ly cà phê, cách thức rang cà phê và thậm chí giá trị mà nhà sản xuất được trả trên mỗi lô hàng. Hãy thử tìm hiểu sâu thêm để hiểu rõ vì sao mà độ ẩm lại là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cà phê nhân xanh như vậy.
Phương pháp sơ chế ướt - Fully Washed
1. Độ Ẩm Cà Phê Chiếm Bao Nhiêu % Thì Chấp Nhận Được ?
Mặc dù bạn có thể cảm nhận được sự khô ráo của cà phê nhân xanh trước khi rang, nhưng bên trong chúng vẫn có độ ẩm nhất định. Một hạt cà phê chín mà chưa qua sơ chế sẽ có 45 - 55% độ ẩm sau khi được hái xuống khỏi cành. Sau đó, quá trình sơ chế và phơi khô (hoặc sấy khô) sẽ làm độ ẩm giảm xuống còn 10 - 12%. Một số phương pháp pha chế sẽ làm hạt cà phê ướt lại (như sơ chế ướt chẳng hạn), nhưng cũng không thể làm độ ẩm tăng thêm nữa, vì chúng phải được phơi khô trước khi đóng bao để vận chuyển đến nhà máy.
Và dĩ nhiên, một mức độ ẩm thích hợp sẽ giúp hạt cà phê nhân xanh bảo quản được lâu hơn trước khi chúng được các đầu bếp rang lên.
2. Kiểm Soát Chất Lượng Trong Quá Trình Phơi Khô
Cà phê có xu hướng chín không đồng đều nhau, ở hầu hết các trang trại, người nông dân phải quyết định giữa việc hái tuốt hết một lần hoặc chia nhỏ từng lần để chỉ thu hoạch những quả cà phê chín. Lành thay, phương pháp hái tuốt đang dần bị loại bỏ bởi người tiêu dùng muốn uống cà phê chất lượng hơn, và bán cà phê chín giúp người nông dân có thu nhập tốt hơn.
Phương pháp phơi khô cà phê truyền thống trên nền đất
Có nhiều cách để làm khô một hạt cà phê: bằng máy sấy, phơi trên nền bê tông, phơi trên giàn chuyên dụng,.... Ở Việt Nam, các khu vực trồng cà phê phân bố đa dạng, từ vùng thấp đến cao, vì thế các phương pháp sơ chế cũng khác nhau tuỳ theo thế mạnh địa phương. Điều quan trọng là người nông dân ở nông trại sẽ đánh dấu từng mẻ cà phê và theo dõi độ ẩm của chúng trong suốt quá trình phơi nhằm đảm bảo tính đồng nhất trong chất lượng cà phê nhân xanh.
3. Nguy Cơ Từ Việc Cà Phê Nhân Xanh Bị Ẩm Quá Cao
Như chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết, cà phê nhân xanh nên được giữ ở mức độ ẩm từ 11 - 12,5%. Với những đơn hàng giao dịch bằng khối lượng, việc độ ẩm cao có thể làm tăng khối lượng đơn hàng, điều này có lợi cho người bán nhưng lại là nguy cơ đối với người mua. Họ phải đối mặt với nguy cơ cà phê nhân bị nấm mốc và có thể hỏng cả lô hàng.
Phơi quá dày và độ ẩm cao có thể làm mẻ sơ chế bị nhiễm nấm mốc
4. Còn Hạt Cà Phê Nhân Xanh Quá Khô Thì Sao?
Cũng giống như việc cà phê nhân quá ướt, hạt cà phê nhân quá khô có khối lượng nhẹ hơn, lần này là người bán bị thiệt thòi.
Một yếu tố khác quan trọng hơn chính là cà phê nhân quá khô sẽ làm giảm hương thơm, độ tươi và sự ngon lành của chúng (trường hợp độ ẩm dưới 9%). Độ ẩm cũng rất quan trọng khi cà phê được rang, với độ ẩm quá thấp, cà phê chín quá nhanh ở bên ngoài nhưng bên trong vẫn còn nguyên - điều này trực tiếp tạo ra hương vị cỏ).
Giàn phơi giúp quy trình sơ chế cà phê nhân xanh diễn ra nhanh chóng và an toàn
Tạm kết: Cà phê mà chúng ta sử dụng hàng ngày vẫn tuân thủ các nguyên tắc của quy trình sản xuất cà phê, nhưng các chi tiết như độ ẩm, tỷ lệ chín và công thức rang chỉ được đề cập đến khi bạn bước vào ngành cà phê đặc sản, tuy nhiên đừng vì thế mà đánh giá thấp cà phê thương mại chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày, vì chúng là nền tảng căn bản để nhà sản xuất làm nền tảng cho những lô hàng chất lượng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm: Các phương pháp sơ chế cà phê nhân xanh
---