Specialty Coffee - Nhà Vua Không Tuổi Của Ngành Cà Phê Thế Giới
- Người viết: Phạm Minh Huy lúc
- KIẾN THỨC CÀ PHÊ
Specialty Coffee là một khái niệm đã tồn tại hơn 40 năm, được khởi động bởi Erna Knutsen vào năm 1974 ở tạp chí Tea & Coffee Trade Journal. Knutsen sử dụng thuật ngữ này để miêu tả những hạt cà phê có hương vị thơm ngon nhất và được sản xuất tại những vùng có thổ nhưỡng đặc biệt.
Theo hiệp hội cà phê của Mỹ (SCAA = Secialty Coffee Association of America) thì cà phê chỉ được gọi là “Specialty” khi nó đạt điểm chất lượng từ 80 cho tới 100 điểm theo thang đánh giá của họ. Đây là thang điểm mà bạn có thể dùng tham khảo:
Thang điểm cupping theo SCAA
Trên thực tế, để tạo nên sản phẩm Specialty Coffee, chúng ta không chỉ dựa vào điểm cupping mà cần đi hết một vòng trong quy trình sản xuất cà phê từ nông trại đến tách cà phê mà bạn cầm trên tay để hiểu rõ có những ai tham gia vào quy trình này. Bởi để đạt được điểm cupping mong muốn, thì mỗi khâu trong chuỗi cung ứng Specialty Coffee đều cần được hoàn thành xuất sắc. Và một điều quan trọng nữa, đừng cố dịch Specialty Coffee thành "cà phê đặc sản" - vì Specialty Coffee là kết quả của cả một quá trình được vận hành bởi sự tỉ mỉ và chăm chút.
- Nông trại là điểm khởi đầu
Cà phê chất lượng cao được trồng ở một số nông trại đặc biệt – nơi mà nông dân ở đây có thể dành cả đời mình để nghiên cứu về đặc tính cây cà phê. Ngoài việc có thổ nhưỡng cùng khí hậu thích hợp cho việc canh tác cà phê, người nông dân thường chọn giống cây tốt với quan niệm “Kết quả cuối cùng thì không thể nào tốt hơn nguyên liệu bắt đầu được”, vì vậy chúng ta được đảm bảo sẽ có nguồn cà phê nhân chất lượng cao ở khâu đầu tiên. Sau công đoạn chọn giống thì việc áp dụng mô hình chăm bón khép kín là nhiệm vụ tiếp theo của người nông dân.
Cà phê chất lượng cao được trồng ở những nông trại có thổ nhưỡng đặc biệt
- Người thu mua cà phê nhân [Green Coffee Buyer]
Ở phương Đông có thuật ngữ “phi thương bất phú”, tuy nhiên ở chuỗi cung ứng Specialty Coffee, ngoài lợi ích kinh tế - những người thu mua còn được yêu cầu nhiều hơn thế. Tính hào sảng và thông thái - mà chứng chỉ Q Grader là một ví dụ điển hình, bạn không nhầm đâu - bởi những người thu mua này được yêu cầu phải có chứng chỉ Q Grader khi tham gia giao dịch Specialty Coffee. Thực hiện cupping để đánh giá cà phê, họ là người quyết định loại cà phê nào sẽ được đưa vào chuỗi cung ứng Specialty Coffee. Vì vậy, người thu mua cà phê nhân có nhiệm vụ vừa lựa chọn cà phê chất lượng cao, vừa làm sợi dây liên kết giữa nông trại đến các thợ rang và barista.
Người thu mua có nhiệm vụ truyền tải thông tin giữa nông dân - thợ rang và barista
- Thợ rang [Roaster]
Xưởng rang cà phê là điểm đến kế tiếp, ngay khi những hạt giống đầu tiên được gieo xuống đất – chúng đã được các xưởng rang đặt hàng sẵn. Thợ rang làm việc ở đây cũng yêu cầu phải có chứng nhận của SCA rằng họ đã dành nhiều giờ học tập và thực hành với cà phê. Sau khi nhận được cà phê nhân, thợ rang kinh nghiệm sẽ tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ để tìm ra phương pháp rang dành riêng cho từng mẫu cà phê nhân.
Lựa chọn phương pháp rang phù hợp để tạo nên những mẻ rang chất lượng
- Các Barista
Khi những hạt cà phê nằm trên kệ cửa hàng cà phê [Coffee Shop], chúng đã phải trải qua 3 bài kiểm tra đặc biệt, nhưng đó chưa phải là công đoạn cuối cùng. Giống như các thợ rang, Barista được cấp chứng nhận bởi SCA rằng đã hoàn thành nhiều giờ học tập cũng như thực hành và đủ điều kiện để thao tác với Specialty Coffee. Barista dày dạn kinh nghiệm không những có kỹ năng pha chế tuyệt vời, mà còn cần hiểu chi tiết nguồn gốc hạt cà phê mình đang sử dụng, mọi thứ phải thật hoàn hảo từ lúc hạt cà phê được xay ra, tiến hành ủ và chiết xuất.
Barista ngoài kỹ thuật pha chế còn phải tìm hiểu về nguồn gốc của hạt cà phê
- Khách hàng
Mọi thứ trong khâu cung ứng đã sẵn sàng, giờ là lúc để khách hàng trải nghiệm. Tất cả sẽ thật ý nghĩa khi khách hàng chấp nhận sản phẩm cuối cùng của bạn. Bất kỳ một trải nghiệm nào mang đến cảm giác vui tươi cho khách hàng đều sẽ được ghi nhận và lan toả mạnh mẽ. Điều nhận thấy dễ nhất là khi được chấp nhận, những người làm việc trong chuỗi cung ứng Specialty Coffee sẽ có thu nhập tốt hơn, nhờ đó tiếp thêm động lực để vòng quay lại được vận hành.
Bất kỳ một trải nghiệm vui tươi nào cũng mang đến sự lan toả mạnh mẽ
- Specialty Coffee trong văn hoá cà phê Việt
Trở lại với câu chuyện văn hoá cà phê Việt Nam và khái niệm Specialty Coffee. Người Việt mình rất thích uống cà phê, bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng phù hợp để mọi người cà phê. Đó có thể là một ly cà phê sáng, một buổi phỏng vấn hoặc là dịp để bạn bè gặp nhau vào cuối tuần. Cà phê đi vào đời sống người Việt bình dị như vậy đó.
Định hướng phát triển Specialty Coffee ở Việt Nam
Thổ nhưỡng và khí hậu của một số vùng ở Việt Nam – điển hình như Tây Nguyên vẫn có khả năng sản xuất được Specialty Coffee, tuy nhiên vì những yêu cầu khắt khe trong cả quy trình mà có rất ít người theo đuổi đến cùng. Vì vậy, để chọn cách nhanh hơn, hầu hết cửa hàng chỉ nhập khẩu cà phê nước ngoài về rang và bán.
Khái niệm Specialty Coffee đã tồn tại hơn 4 thập kỷ và như một thứ rượu quý, một đích đến để tôn vinh giá trị của sự hoàn hảo và trọn vẹn. Ngày nay, với một nguồn nhân lực trẻ trung năng động và sẵn sàng thử thách bản thân. Chúng ta có quyền hy vọng ngành cà phê Việt Nam sẽ có những sản phẩm Specialty đầu tiên sánh vai cùng ngành sản xuất cà phê thế giới.
Tham khảo:
Nội dung được dịch bởi D&D Kaffee
Hotline thử mẫu cà phê rang: 0903 777 063
Địa chỉ liên hệ: 180/17 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Tham khảo sản phẩm cà phê rang: https://ddkaffee.com/collections/ca-phe-hat-rang