1. Lỗi Sâu Hại - Mức Độ Nặng (Severe Insect Damage) và Nhẹ (Slight Insect Damage)
Bọ đục trái là một trong những côn trùng gây hại nhiều nhất đối với cà phê. Các loại bọ thuộc chi Hypothenemus thường đục vào trái non và sinh sản bên trong. Ấu trùng về sau sẽ đục thoát ra phía bên kia của trái, làm hạt cà phê thường có 2 lỗ. Cũng khá phổ biến khi 1 hạt bị nhiều rãnh đục, sự tàn phá của bọ đục thân sẽ giảm khi tăng độ cao canh tác.
Lỗi sâu hại ở cà phê nhân
Phân loại:
- Lỗi loại 1: 1 trái có 3 lỗ sâu trở lên, 5 hạt sâu nặng = 1 lỗi
- Lỗi loại 2: 1 trái có ít hơn 3 lỗ sâu trở xuống, 10 hạt sâu nhẹ = 1 lỗi
Ảnh hưởng đến hương vị:
- Ảnh hưởng đến vẻ ngoài của hạt cà phê rang
- Bẩn (Dirty)
- Vị chua (Sour)
- Vị mốc (Moldy) tạo ra cảm giác khó chịu và gai lưỡi
Rủi ro khác có thể gặp phải:
- Có khả năng nhiễm độc Ochratoxin
- Ảnh hưởng đến cảm quan lô cà phê nhân
Biện pháp xử lý:
- Trong trồng trọt: Cẩn thận kiểm tra để loại bỏ các điều kiện kích thích sự phát triển của bọ đục trái. Sử dụng thiên địch để đảm bảo thân thiện với môi trường (ví dụ như dùng các loại nấm kí sinh đặc biệt - Beauveria bassiana và ong vò vẽ). Vì bọ sẽ đục vào trái để đẻ trứng nên cần cố gắng nhặt hết trái rụng dưới đất nhằm hạn chế tối đa môi trường sinh sản của bọ. Bên cạnh đó, vỏ trái cà phê có thể còn bọ, nên phải cách ly ở nơi xa cây cà phê đến khi hoàn toàn phân huỷ.
- Trong sơ chế: Khi được chuyển đến cơ sở sơ chế khô, hạt cà phê nhân bị bọ đục sẽ trở nên dễ thấy khi lớp vỏ trấu được loại bỏ. Hạt bị bọ đục có thể được lọc bỏ bằng máy phân loại dung trọng, những hạt bị nặng cần phải được nhặt tay.
Coffee facts:
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là phương pháp truyền thống để phòng ngừa sâu bệnh ở cây cà phê. Tuy nhiên, trong mô hình sản xuất khép kín của D&D Kaffee, chúng tôi sử dụng thiên địch nhằm bảo vệ sức khoẻ người dùng và thân thiện với môi trường hơn.
2. Nhiễm Nấm (Fungus Damage)
Các loại nấm phát triển trên hạt cà phê thường là các chủng sau: Aspergillus, Penecillium và Fusarium, các chủng này có thể phát triển ở bất kì thời điểm nào từ khi thu hoạch đến lưu kho, khi mà nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để nấm phát triển. Nấm chỉ phát triển khi có sự hiện diện của bào từ nấm.
Lỗi nhiễm nấm ở cà phê nhân
Phân loại:
- Lỗi loại 1: 1 hạt = 1 lỗi
Ảnh hưởng đến hương vị:
- Lên men (Ferment)
- Mốc (Moldy)
- Vị đất (Earthy)
- Bẩn, tạp vị (Dirty)
- Vị phenol (Phenolic)
Rủi ro khác có thể gặp phải:
- Rủi ro chất độc Ochratoxin
Biện pháp xử lý:
- Trong trồng trọt: Vì cà phê thường được trồng ở vùng có độ ẩm cao, thích hợp cho nấm phát triển, nên cần phải có các biện phát phòng tránh các nơi phát sinh bào tử nấm, bao gồm: không nhặt các trái đã rớt xuống đất, các hạt nhân bị rớt lại trong quá trình phơi và từ các bao đựng.
- Trong sơ chế: Sự lây nhiễm có thể được ngăn ngừa từ khâu sơ chế. Nguyên nhân của sự lây nhiễm có thể bắt nguôn từ các hạt bị cắt, bị bể trong quá trình xát vỏ, từ sự lên men không kiểm soát, từ các hạt bị bỏ sót trong bồn ngâm rửa, việc trì hoãn phơi, sự gián đoạn trong quá trình phơi và lưu kho trong điều kiện môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao.
- Cà phê nhân bị nhiễm nấm sẽ được thấy rõ ràng khi lớp vỏ thóc được bóc, sử dụng máy phân loại theo màu có thể loại bỏ hầu hết các hạt bị nhiễm nấm nặng, còn các hạt bị nhiễm nhẹ thì có thể loại bỏ bằng tay.
Nguồn hình ảnh: sưu tầm
Bài viết liên quan: Những lỗi thường gặp ở cà phê nhân - P3
Tài liệu tham khảo The World Atlas of Coffee - Dịch và chỉnh sửa bởi D&D Kaffee
-----