Chế biến cà phê nhân Robusta: không dễ như bạn vẫn nghĩ!

Chế biến cà phê nhân Robusta: không dễ như bạn vẫn nghĩ!

Bên cạnh phương pháp chế biến tự nhiên truyền thống, hiện nay nhiều người lại sử dụng rộng rãi phương pháp chế biến ướt đối với cà phê nhân Robusta. Việc tạo ra những hạt cà phê nhân Robusta chất lượng, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn chế biến. Vậy để các bạn có thể hình dung rõ hơn về phương pháp chế biến cà phê nhân Robusta khó khăn như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

Để cho ra những hạt cà phê nhân Robusta chất lượng, chúng ta cần phải trải qua 5 bước sau:

Bước 1: Xử lí tạp chất

Khi bạn đã thu hoạch cà phê nhân Robusta xong, một số lượng trái cà phê khô, hoặc chưa chín, hay bị sâu sẽ làm giảm chất lượng của cà phê nhân Robusta. Mặc khác, một số tạp chất khác cũng sẽ trộn lẫn trong cà phê rất dơ, do đó bạn cần xử lí chúng trước khi tách vỏ. Công đoạn sơ chế, phân loại và làm sạch trái cà phê sau khi đã thu hoạch là rất quan trọng. Đa phần, người ta hay cho một số lượng lớn cà phê nhân Robusta vào thùng và đổ đầy nước. Sau đó, dùng máy rung sàng hạt, phân loại tách biệt giữa trái cà phê chín và trái chưa chín.

Xử lí tạp chất cho cà phê nhân Robusta

Bước 2: Xử lí lớp vỏ thịt bên ngoài

Bước này, người ta dùng máy xát vỏ để loại bỏ thịt và chất nhầy khỏi hạt cà phê. Sauk hi đã phân loại xong bạn cần xát trái cà phê để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê. Ở bước này, chủ yếu tập trung xử lí vỏ cà phê nhân Robusta. Sau khi đã tách được lớp vỏ bạn sẽ thu được hạt cà phê nhân Robusta. Đây là công đoạn để phân biệt giữa hai phương pháp chế biến khô và ướt.

Bước 3: Lên men

Thường sau khi hạt cà phê nhân Robusta được tách ra khỏi lớp vỏ và chất nhầy bằng phương tiện cơ học thì sẽ bị sót lại xung quanh hạt cà phê và làm xấu hình ảnh của hạt cà phê nhân Robusta, nên cần phải làm sạch bằng phương pháp tác động hóa học. Sau đó hạt cà phê sẽ được ủ trong các thùng lớn và để cho lên men bởi các enzyme tự nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung. Thời gian để bạn loại bỏ chất nhầy cho cà phê Robusta là từ 24-36 tiếng, tùy thuộc vào độ dày, nhiệt độ của lớp chất nhầy và nồng độ của enzim.

Sau khi xong quá trình lên men, các chất nhầy bám quanh hạt cà phê nhân Robusta sẽ được tẩy sạch.

Bước 4: Làm khô

Làm khô cà phê nhân Robusta sau khi đã tẩy sạch chất nhầy

Hạt cà phê nhân Robusta sau khi được tẩy rửa sạch có độ ẩm khoảng 57-60% và được chuyển sang giai đoạn làm khô. Quá trình làm khô sẽ kết thúc khi độ ẩm của cà phê là 11-13%. Ngoài cách sấy, bạn cũng có thể làm khô hạt cà phê nhân Robusta bằng cách phơi trên sân bê tông (mất khoảng 8-10 ngày).

Bước 5: lưu kho và bảo quản

Khi đã hoàn tất các công đoạn ở trên, hạt cà phê nhân Robusta cũng đã được làm sạch và khô ráo thì bạn hãy lưu chúng vào kho và chờ thực hiện tiếp thao tác rang, xay, đóng gói và tiêu thụ chúng.

Việc bảo quản hạt cà phê nhân Robusta trong khi chờ đến công đoạn rang cũng rất cần thiết. Bạn nên giữ kho khô ráo, tránh để độ ẩm quá cao để hạt cà phê không bị mốc.

Để rõ hơn về cách bảo quản hạt cà phê nhân Robusta, D&D Kaffee sẽ hướng dẫn cho các bạn cụ thể hơn ở bài tiếp theo.

Để biết thêm chi tiết về những vấn đề liên quan đến cà phê nhân Robusta, các bạn hãy liên hệ ở địa chỉ bên dưới, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn:

Website: https://ddkaffee.com/

SĐT: 090 177 3839 - 090 678 3976

Địa chỉ: 180/17 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Tags: robusta
Bài trước Bài sau