Phương pháp chế biến khô tức là làm khô quả cà phê tươi đến một mức độ nhất định rồi dùng máy xát loại bỏ các lớp vỏ thịt bọc ngoài để lấy nhân. Nói đơn giản là thế nhưng phải cần đầy đủ các bước sau đây:
Thu hái quả chín bằng tay
Trái cà phê chín được hái bằng tay và chỉ chọn quả có chất lượng, đạt đủ độ chín tiêu chuẩn (95 – 98%)
Làm sạch
Cà phê đưa về được loại bỏ tạp chất như cành, lá, đất, đá và các dị vật khác. Ngoài ra quả khô, quả xanh, quả non cũng sẽ bị loại ra trong giai đoạn này.
Phơi khô
Trái cà phê chín sẽ được phơi trên sân, giàn phơi hoặc sấy bằng máy.
Xát vỏ
Sau khi được phơi từ 5-7 ngày dưới nắng, quả cà phê chuyển sang màu đen. Cà phê sẽ tiếp tục được đưa vào máy xát vỏ để tách phần vỏ và nhân.
Bảo quản
Phần nhân được đưa vào bảo quản trong bao bố, bên trong nên sử dụng thêm lớp bao ni lông để tránh nước, đảm bảo độ ẩm ổn định. Toàn bộ cà phê sẽ được lưu trữ và bảo quản cẩn thận trong kho. Do đó, kho phải đảm bảo đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn: độ ẩm luôn duy trì từ dưới 60%, nhiệt độ từ 20 – 26 độ C.
Chế biến khô là phương pháp dùng phổ biến với cà phê Robusta, đặc biệt thích hợp các vùng nhiều nắng, thời tiết khô thuận lợi.
Phương pháp cà phê chế biến khô đơn giản hơn so với chế biến ướt, nên có khoảng 80% cà phê ở Việt Nam được chế biến theo phương pháp này.
Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là cà phê được phơi trực tiếp trên sân trong nhiều ngày trời, thế nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng của thời tiết, các chất dinh dưỡng trong hạt cà phê theo đó mà bị hao hụt ít nhiều làm giảm đi hương vị thuần tuý của cà phê. Bên cạnh đó, nếu phơi không khéo và cẩn thận, cà phê sẽ bị lẫn nhiều tạp chất, dính bẩn dẫn đến giá trị kinh tế sẽ bị giảm ít nhiều.
Để tìm hiểu thêm các dòng cà phê cũng như tìm nguồn cà phê chất lượng, mời bạn liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Website: ddkaffee.com
SĐT: 090 177 3839 - 090 678 3976
Địa chỉ: 180/17 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.